Làm gì khi không biết làm gì? là một câu hỏi nghe có vẻ cực kỳ ngớ ngẩn nhưng nhiều khi chúng ta lại rơi vào những thời điểm ngớ ngẩn như vậy đấy các bạn ạ.
Hầu hết chúng ta đều tiến hành các hoạt động sinh hoạt,lao động,làm việc,vui chơi ,giải trí v.v.... theo một định hướng cụ thể mà chúng ta tự vạch ra hoặc do tổ chức,cơ quan,doanh nghiệp,tổ nhóm,tập thể mà cá nhân chúng ta đang hiện diện ở đó và tất cả các hoạt động mà chúng ta tiến hành tuân theo những quy tắc,quy định mà tập thể,đội nhóm,tổ chức...mà nơi bạn hiện diện đặt ra và đều hướng đến một mục tiêu, mục đích cụ thể nào đó.
Chẳng hạn bạn là học sinh ,sinh viên thì hầu hết các hoạt động của bạn đều là nhắm đến mục đích học tập,phát triển thể chất và trí tuệ trong nhờ các giáo trình,bài giảng,định hướng mà nhà trường đã tạo ra và truyền đạt đến bạn nhằm đạt được mục đích là điểm số càng cao càng tốt,nhận được nhiều khen thưởng hay thành tích tốt trong học tập.
Bạn là công nhân viên của một công ty,doanh nghiệp nào đó thì hầu hết các hoạt động của bạn sẽ tập trung vào tạo ra các sản phẩm dịch vụ hoặc các hoạt động giúp thúc đẩy sự phát triển của công ty doanh nghiệp mà bạn làm việc.
Tất cả đều tiến hành các hoạt động nhắm đến một mục đích màn tính cá nhân hoặc mục tiêu chung của tập thể nơi mà bạn đang hiện diện ở trong đó phải không nào?
Khi chúng ta làm bất kỳ công việc gì đó có một mục đích cụ thể thì bên trong chúng ta luôn dâng chào một cảm chứng nhất định vì chúng ta dự cảm được kết quả mà công việc sẽ được thu được và khiến chúng ta cảm thấy thôi thúc để làm điều gì đó và hướng đến mục tiêu kết quả mà mình đã có thể hình dung được khi mà bạn đang tiến hành công việc đó.
Nhưng nhiều khi bạn đã làm một hoặc nhiều việc gì đó quá nhiều lần hoặc bạn đã đạt được mục tiêu của mình nhờ làm công việc nào đó rồi thì khi đó niềm cảm hứng không còn trào dâng trong bạn nữa nó sẽ dần dần suy giảm do bạn không còn cảm thấy hào hứng về làm công việc đó cũng như không còn cảm thấy mong muốn sở hữu đồ vật hãy mong muốn đạt được điều gì đó nữa.Và khi đó vô hình chung chúng ta nhiều khi rơi vào trạng thái không biết mình muốn gì ,không biết phải làm điều gì và có thể nói đó là một trạng thái cảm thấy mọi thứ giường như không có phương hướng,không có động lực gì đó thôi thúc bạn,không có áp lực tác động lên bạn,bạn cảm thấy mọi thứ như vô vị không có thứ gì hay ho hay đơn giản là chẳng biết phải làm cái quái gì nữa.
Trong khi mọi người ai cũng hối hả chạy đua với thời gian và theo đuổi mục tiêu mục đích của họ thì mình chẳng biết phải làm điều gì,chẳng biết mình muốn gì nữa,thật kinh khủng,đó là cảm giác tẻ nhạt vô vị và vô dụng nhất mà nhiều khi muốn hay không muốn thì ta cũng sẽ vô tình bị rơi vào trạng thái đó.Một trạng thái có thể gọi là "không biết làm gì cả"!!!!!!
Những lúc như vậy thì phải làm gì để có thể thoát ra khỏi trạng thái đó đây? Và đó chính là lúc ta phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà tôi đã đặt tiêu đề cho bài viết này và bạn đã vô tình đọc được nó nếu bạn truy cập vào website này của tôi:"Làm gì khi không biết làm gì?"
style="display:block; text-align:center;"
data-ad-layout="in-article"
data-ad-format="fluid"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="7804533983">
style="display:block"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="9446710721"
data-ad-format="link"
data-full-width-responsive="true">
Không biết làm gì chính là lúc mà não bộ của bạn đã rã rời mệt mỏi,mọi yếu tố cảm xúc ,cảm hứng và động lực đã bỏ bạn chốn đi chơi và bộ não của bạn cần được cung cấp một quãng nghỉ ngơi vừa đủ để chuẩn bị tái khởi động một chu trình làm mới khác trong một khoảng thời gian nào đó của cuộc đời bạn.
Làm gì khi không biết làm gì?
1.Nghỉ ngơi
Việc cần làm trước tiên chính là cho bộ não của bạn nghỉ ngơi.Khi được nghỉ ngơi đó chính là lúc bạn đang nạp lại cho bộ não của bạn một nguồn năng lượng như kiểu xạc pin cho điện thoại của bạn vậy.Khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ thì bộ não của bạn sẽ được trở lên khỏe mạnh,các áp lực được giải phóng tan biến và các vật chất giúp tạo cảm hứng động lực,suy nghĩ tích cực trong não bộ sẽ được bơm vào hệ tuần hoàn và làm khỏe mạnh bộ não cuả bạn trở lại.Chỉ khi nào não bộ của bạn đã có đủ năng lượng tích cực chúng ta mới có cảm hứng để làm những điều gì đó lớn lao hơn mỗi ngày.
2.Tìm nguyên nhân gây ra trạng thái không biết làm gì của bạn?
Không biết làm gì chính là trạng thái mà cỗ máy hoàn hảo nhất của tự nhiên chính là não bộ của bạn đang không có chút dữ liệu nào để nó phải xử lý cả.
Mặc dù bản thân bộ não của bạn đã hàm chứa trong nó những thuật toán xử lý dữ liệu hoàn hảo của tự nhiên nhưng nếu chúng ta không cung cấp dữ liệu đầu vào cho nó thì ngay lập tức nó sẽ trở lên vô dụng và rơi ngay vào trạng thái không biết làm gì cả.
Vậy dữ liệu đầu vào ở đây là cái quái gì vậy,làm sao để có các dữ liệu đầu vào cung cấp cho bộ não của mình đây chứ các bạn?
Dữ liệu đầu vào ở đây chính là những mong muốn của bạn,bạn phải tìm ra điều mình muốn và bạn phải chính là người biết mình muốn gì?Dữ liệu ở đây chính là những tác động từ ngoại cảnh hay từ những người xung quanh bạn,những thực thể sinh vật trong môi trường sống của bạn như động vật cây cối...Dữ liệu ở đây chính là những vấn đề hay nhiệm vụ cần có kỹ năng chuyên môn mà bạn đang có và nó đang chờ bạn sắn tay vào để tìm cách tháo gỡ,giải quyết hay sáng tạo ra thế giới xung quanh bạn....Dữ liệu ở đây chính là những thông tin đã được nạp vào bộ não của bạn đã được tích lũy qua công việc làm ăn,qua giao tiếp học hỏi từ người khác,qua sách vở ,học tập .....
Việc của bạn là hãy tìm nguồn dữ liệu nào mà bạn có cảm hứng nhất để bắt đầu nạp nó vào tư duy suy nghĩ của bạn và kích hoạt một chu trình xử lý các dữ liệu đó và khi bạn làm được điều đó thì chính là lúc bạn đã "biết làm gì đó" rồi đấy.
Tôi có thể lấy ví dụ thế này khi bạn đang không biết làm gì thì thay vì bạn ngồi đó suy nghĩ viển vông mãi với câu hỏi là phải làm gì bây giờ đây,bạn hãy nhấc mông lên đi ra bên ngoài gặp gỡ những người bạn quen biết trao đổi với họ răm ba câu chuyện trên trời dưới biển gì đó biết đâu trong những câu chuyện trời ơi đất hỡi đó bạn lại nhận được lời đề nghị nhờ giải quyết các vấn đề gì đó giúp cho họ hay họ sẽ gợi ý cho bạn làm quen người này người khác,công việc này công việc khác và đơn giản như vậy các dữ liệu đầu vào của bạn sẽ được thay đổi và vô tình bạn sẽ biết mình phải làm gì và để đạt được mục đích gì trong những điều đó.Bạn sẽ biết cách thoát ra khỏi câu hỏi cực kỳ ngớ ngẩn:"làm gì khi không biết làm gì" đơn giản như vậy thôi.
Nhiều khi môi trường giới hạn xung quanh bạn quá nhỏ hẹp nó khiến cho nguồn dữ liệu của bạn bị hạn chế ,hãy cưỡi lên con xe cà tàng của bạn lướt gió vi vu ra bên ngoài nơi có thiên nhiên rộng lớn và dòng người tấp nập để làm mới và bổ sung thêm những thông tin xã hội,thiên nhiên,con người mới và quan trọng nhất là vẻ đẹp của thiên nhiên và tính đa dạng trong cuộc sống xã hội sẽ làm refresh nguồn cấp dữ liệu đầu vào cho bạn khi đó bộ não của bạn sẽ tự động trở lên thoáng đãng và căng tràn sức sống trở lại ngay.Khi năng lượng đã tràn về với bộ não của bạn,bạn sẽ có cảm hứng để bắt đầu suy nghĩ về một điều gì đó mới đáng để làm và đầu tư thời gian công sức cho điều đó và bạn sẽ dần dần hình dung ra được các bước đi cần thiết để làm sao có thể thực hiện được công việc đó.Đó chính là lúc bạn đã vừa thoát ra được câu hỏi :"làm gì khi không biết làm gì" nếu không thì chí ít là bạn cũng vừa làm được một việc là thoát ra khỏi giới hạn không gian sinh hoạt chật hẹp của chính bản thân mình rồi các bạn nhé.
3.Hãy học cách lập kế hoạch và thay đổi tầm nhìn trong công việc của bạn
Bạn thấy đấy những người sống chủ động thường biết cách lập kế hoạch công việc,cuộc sống và thường có tầm nhìn cũng như khả năng dự đoán kết quả công việc về thời điểm tương lai,nên họ rất ít khi rơi vào tình trạng "không biết làm gì".Đối với họ điều quan trọng là biết cách nên làm gì và không nên làm gì chứ không có chuyện rơi vào trạng thái bị động "không biết làm gì" như bạn và tôi cả.
Vì vậy hãy học hỏi theo cách sống của những người sống chủ động,hãy học hỏi họ cách làm sao để có thể lập kế hoạch cuộc sống và kiểm soát mọi thứ theo kế hoạch để có thể dễ dàng chủ động hơn trong cuộc đời của mình các bạn nhé.
Tôi có thể mô tả một ví dụ đơn giản như sau:
Bạn muốn kiếm được 1 triệu trong khoảng 1 tuần bằng cách xây một căn phòng cho một khách hàng của bạn.Bạn cần liệt kê ra các bước thực hiện như :
- 1.Trao đổi với khách hàng về công việc xây căn phòng đó thống nhất giá cả,thời gian,chất lượng,thanh toán...
- 2.Chuẩn bị nhân công ,vật tư máy móc....
- 3.Ngày 1 +2 xây móng
- 4.Ngày 3+4 xây tường+trần
- 5.Ngày 5 quét sơn vôi
- 6.Hoàn thiện
- 7.Thanh toán
Nếu đã liệt kê được ra các bước làm đầy đủ như vậy tôi cam đoan với bạn là bạn luôn biết làm việc gì,khi nào,cần bao nhiêu nguồn lực và khi nào xong.
Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được và đưa ra được các giải pháp xử lý hợp lý cho vấn đề đó một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Bạn sẽ luôn ở trong trạng thái biết mình muốn gì và phải làm gì.
Bạn sẽ không rơi vào tình trạng không biết phải làm việc gì đây!!!!!!
4.Có tầm nhìn
Tầm nhìn là gì và vì sao cần phải có tầm nhìn chứ?
Tầm nhìn chính là khả năng nhìn được và dự đoán trước được sự diễn biến hoặc chuyển biến hoặc kết quả của sự vật sự việc sẽ chuyển hóa ra sao và nó sẽ như thế nào trong các thời điểm tương lai.Có tầm nhìn sẽ giúp chúng ta đưa ra được các dự đoán,kế hoạch hành động hay lựa chọn phương hướng công việc thích hợp nhất cho thời điểm hiện tại của bạn.
Người có tầm nhìn thì mọi hành động của họ sẽ đều có mục đích hướng đến kết quả ở tương lai và hầu hết họ là những người biết người,biết mình và luôn biết phải làm gì ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Tôi có thể lấy ví dụ như sau:
Hai người nông dân cùng có các hoạt động sản xuất nông nghiệp như nhau,nhưng một người cứ sản xuất theo phương thức thông thường cứ làm theo lối mòn và mùa này qua mùa khác phương thức và sản phẩm canh tác không có gì thay đổi và anh ấy không muốn thay đổi điều gì cả,anh ta không cần biết trước tương lai nền nông nghiệp có gì chuyển biến cả ,anh chỉ biết làm công việc cấy cày thường xuyên của mình mà thôi.
Một anh nông dân khác mặc dù cũng làm những công việc nông nghiêp như anh thứ nhất nhưng anh ấy đã nhận thấy sự dịch chuyển của công nghệ,công nghiệp và sự xâm nhập của công nghệ vào nông nghiệp ngày càng rõ ràng.Anh ta dự đoán 10 năm sau máy móc sẽ dần thay thế một phần công việc của người nông dân thế là anh ta tự mình tìm hiểu về máy cày,máy gặt,máy cấy...và anh ấy đã đầu tư một số máy móc phục vụ thu hoạch cấy cày cho bà con nông dân.
Bà con nông dân trước đây chỉ quen với cày bừa bằng Trâu bò hoặc cấy và gặt đều nhờ sức người ,nhưng nay thấy các máy móc có thể trợ giúp và giảm được rất nhiều công sức cho họ thế là họ đã tìm đến anh nông dân thứ hai và đăng ký sử dụng các dịch vụ cấy,cày gặt lúa,bơm nước của anh nông dân thứ hai.
Anh nông dân thứ hai vừa giúp đỡ được những người khác vừa có thể tăng thu nhập nhờ cung cấp các dịch vụ công việc nói trên cho bà con nông dân nên anh ấy nhanh chóng phát triển được kinh tế gia đình mình.
Nhờ có tầm nhìn và khả năng dự đoán xu hướng phát triển của nghành nông nghiệp mà anh nông dân thứ hai đã tiến hành công việc kinh doanh phát triển và thành công hơn hẳn so với anh nông dân thứ nhất.Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của tầm nhìn.Có tầm nhìn thì sẽ có phương hướng phát triển và bạn cũng nên rèn luyện và học hỏi anh nông dân hai để có tầm nhìn tốt trong công việc và cuộc sống.
Có tầm nhìn thì chúng ta sẽ không bao giờ phải lo lắng và tự đặt câu hỏi"làm gì khi không biết làm gì" nữa các bạn nhé.
style="display:block; text-align:center;"
data-ad-layout="in-article"
data-ad-format="fluid"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="9438971865">
style="display:block"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="4194384044"
data-ad-format="link"
data-full-width-responsive="true">
Lời kết
Trên đây chỉ là những chia sẻ nho nhỏ giúp bạn trả lời câu hỏi "làm gì khi không biết làm gì" là câu hỏi ngớ ngẩn nhất mà tôi đã từng phải tìm cách trả lời và rất có thể bạn cũng sẽ có những quãng thời gian vô nghĩa đến vậy giống như tôi.
Nếu bạn không biết làm gì khi không biết làm gì thì hãy ghé thăm trang web này của tôi đọc những thông tin chia sẻ này,hy vọng nó sẽ giúp bạn chuyển hướng được những dòng suy nghĩ quẩn quanh trong đầu mình về câu hỏi"làm gì khi không biết làm gì" để có được những bứt phá ngoạn mục trong cuộc sống các bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!
generic canadian viagra canadian pharmacy online canada generic viagra
ReplyDeleteviagra online canadian pharmacy
canada pharmacy canadian pharmacy generic viagra viagra online canada
cheap viagra online canadian pharmacy
canadian pharmacies canadian pharmacy generic viagra canada drug pharmacy
ReplyDeletecanadian pharmacy generic viagra
canadian pharmacy canadian pharmacy generic viagra generic viagra from canada
viagra online canadian pharmacy
403, 748, 678, 286, 345, 363, 175, 270, 241, 269
ReplyDelete